Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu - Lành Group
Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì? Các quy định về góp vốn điều lệ như thế nào? Thủ tục góp vốn điều lệ như thế nào. Hãy cùng, Lành Group tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé.
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ tiếng anh Charter capital là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ hay còn có thể gọi là vốn đầu tư hoặc vốn đăng ký.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập. Đề giúp các bạn hiểu rỏ hơn về vốn điều lệ là gì? Lành Group xin được ví dụ như sau:
Ví dụ: Có 3 thành viên A, B và C dự tính thành lập Công ty TNHH 2 thành viên ACB. Thành viên A đăng ký góp vốn là 1,000,000,000 đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tương tự thành viên B đăng ký góp vốn 700,000,000 đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Và thành viên C đăng ký góp vốn 1.000,000,000 đồng và cam kết góp đủ vốn vào công ty trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy: Ba thành viên A, B và C đăng ký tổng mức vốn góp vào công ty là 1,000,000,000 đ + 700,000,000 đ + 1.000.000.000 = 2,700,000,000 đ.
Khi đó con số 2,700,000,000 đ được gọi là vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên.
1.1 Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.
- Là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
- Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.
1.2 Quy định về góp vốn điều lệ của doanh nghiệp
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường. Sau đây là các quy định về góp vốn điều lệ của doanh nghiệp.
a) Quy định về tài sản góp vốn điều lệ
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 thì các loại tài sản góp vốn điều lệ có thể gồm:
- Tiền Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.
b) Thời hạn góp vốn điều lệ là bao nhiêu?
Thời hạn góp vốn điều lệ cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp như sau:
- Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Sau khi đăng ký xong thì chủ doanh nghiệp phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
1.3 Ưu nhược điểm vốn điều lệ
LÀNH GROUP chia sẽ với các bạn những Ưu và nhược điểm vốn điều lệ
a) Ưu điểm vốn điều lệ
- Vốn điều lệ là cơ sở để phân định rõ ràng quyền và lợi ích, cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong công ty vì nó là cơ sở để xác định tỉ lệ vốn góp hay sở hữu cổ phần trong công ty.
- Vốn điều lệ là căn cứ pháp lí trong các trường hợp có tranh chấp, giải thể.
- Vốn điều lệ là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Đầu tư thành lập một doanh nghiệp giống như xây dựng một ngôi nhà. Nền móng càng bền chắc, ngôi nhà càng kiên cố. Ở đây, vốn điều lệ cố định là một tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá khách quan về khả năng duy trì và phát triển của công ty đó.
- Vốn điều lệ là cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định, sẽ có thể thử thách kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, mở rộng các hạng mục đầu tư.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác.
b) Nhược điểm vốn điều lệ
- Tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc quyết định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư kinh doanh.
- Đây là số vốn ban đầu do các thành viên góp hoặc cam kết góp nên trên thực tế chưa đủ lớn để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Các bạn xem thêm điều lệ thành lập công ty tnhh
2. Quy định về vốn điều lệ
Hãy cùng, LÀNH GROUP tìm hiểu về các quy định về vốn điều lệ theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng..., miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
Vốn điều lệ công ty TNHH Một thành viên được quy định như sau:
- Vốn điều lệ công ty TNHH Một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 50. Quyền của thành viên
1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 51. Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Điều 111. Vốn công ty cổ phần
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
3. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
LÀNH GROUP chia sẽ với các bạn về cách phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu chi tiết như sau:
3.1 Vốn chủ sở hữu là gì?
- Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
- Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông, là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.
- Trên thực tế, các chủ sở hữu cùng nhau góp vốn để hợp tác tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên, cũng như những khoản lỗ nếu việc vận hành kinh doanh gặp nhiều rủi ro, không có lãi,… sẽ được chia sẻ.
Dựa trên những phân tích nên trên, vì vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt.
a) Vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
- Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cố phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.
- Các khoản nhận biếu, tặng tài trợ.
- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị,…
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế
- Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
b) Ưu nhược điểm
Ưu nhược điểm vốn chủ sở hữu
+ Ưu điểm vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài.
- Đặc trưng của vốn chủ sở hữu là không phải một khoản nợ. Do đó, khi nắm trong tay nguồn vốn chủ sở hữu, chủ thể đầu tư sẽ không cần phải đắn đo vấn đề về trả lãi vay. Khi đó, chi phí cần thiết cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể.
- Vốn chủ sở hữu giúp các chủ thể kinh doanh chủ động hơn trong việc đầu tư.
- Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp non trẻ, có thể tự do kinh doanh mà không phải lo lắng gánh nặng nợ nần.
Vì đây là nguồn vốn chủ sở hữu nên chủ thể đầu tư có thể sử dụng chúng theo mục đích, dự định của minh, tự chủ về mặt chi tiêu mà định hướng tiêu dùng mà không cần phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố tác động nào. Từ đó, giúp cho việc sử dụng vốn được tiến hành một cách tự chủ và linh động hơn.
+ Nhược điểm vốn chủ sở hữu
Giá thành của vốn chủ sở hữu cao hơn giá thành của nợ.
Việc hợp tác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như san sẽ giá trị lợi nhuận đôi khi khiến cho các chủ đầu tư ở thế thiệt thòi. Cụ thể, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì chính các chủ sở hữu doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm. Họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì các chủ đầu tư không được toàn quyền chiếm hữu số tiền đó mà cần phải chia sẽ cho các cổ đông theo tỉ lệ mà họ góp vốn.
3.2 So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Công ty tư vấn Lành Group xin được chia sẽ với các bạn sựa khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.
+ Về bản chất
Vốn điều lệ thực chất là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó.
Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.
+ Về chủ sở hữu
Vốn điều lệ thuộc sở hữu các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu.
+ Về cơ chế hình thành
Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.
+ Về đặc điểm
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
+ Về ý nghĩa
Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
4. Dịch vụ tư vấn thay đổi vốn điều lệ công ty - Lanh Group
Công ty cổ phần Lành Group là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như: vốn điều lệ, thay đổi người đại diện pháp luật… , uy tín và chất lượng tại Tây Ninh. Các thủ tục hồ sơ thành lập công ty đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.
4.1 Quy trình tiếp nhận
Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
- Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
- Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
- Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
- Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
- Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)
4.2 Cam kết dịch vụ
- Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
>> Các bạn xem thêm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Thông tin liên hệ:
Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group
Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
Email: lanh@lanhgroup.com
Hotline: 0903966988