Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Dịch vụ Visa

Tuyển dụng

Liên hệ

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân - Lành Group

5.0/5 (1 votes)

Doanh nghiệp tư nhân theo Chương VIII-Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2014 là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vậy hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao? Hãy cùng, Lành Group tìm hiểu nhé.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân

Theo Chương VIII-Điều 188, Luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì? Sau đây là những  đặc điểm doanh nghiệp tư nhân:

Mỗ mô hình doanh nghiệp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Sau đây là những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân bạn nên biết:

a) Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân

  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Đặc biệt có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
  • Ít chịu ràng buộc về các quy định pháp luật bởi doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản tư nhân.
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng và đả bảo cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.

b) Nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân

  • Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
  • Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
  • Là công ty trách nhiệm vô hạn nên khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ là bao gồm: Tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.

1.2 Quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân

Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân có 2 quyền sau đây:

a) Quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Điều 191 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. 

Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

b) Bán doanh nghiệp tư nhân

Điều 192 của Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định bán doanh nghiệp như sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Sau khí bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  • Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. 
  • Nếu trường hợp cho thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp hoặc cho thuê doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp trên đại diện pháp luật vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay chủ các mô hình doanh nghiệp khác.

2. Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Điều 188, Luật doanh nghiệp 2014).

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ gọn, thích hợp cho các cá nhân mới khởi nghiệp hoặc có vốn ít.

2.1 Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 190. Luật doanh nghiệp 2014, Quản lý doanh nghiệp tư nhân quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN. 

Cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện theo pháp luật của DN tư nhân.

2.2  Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp. Tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn).

Như vậy, Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp tư nhân KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để việc thành lập doanh nghiệp tư nhân được thuận lợi và thành công thì bạn cần lưu ý những điều kiện thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp như sau:

3.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều 27 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.

3.3 Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn

Tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu cũng như những quy định về ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ có mức vốn cố định là bao nhiêu, cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường: 

Pháp luật Việt Nam không yêu cầu mức vốn cụ thể khi thành lập cho những doanh nghiệp đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường. Vì thế số vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu.

Bạn có thể thành lập doanh nghiệp với số vốn từ 1 triệu đồng hoặc vài trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất thì bạn nên thành lập với mức vốn điều lệ phù hợp.

  • Nếu mức vốn điều lệ quá thấp: sẽ gây khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch và làm việc với các đối tác, cũng như không đảm bảo vốn pháp định để đăng ký kinh doanh một số ngành nghề nhất định.
  • Mức vốn điều lệ quá cao: Nếu như doanh nghiệp chỉ đặt ra số vốn “ảo” nhằm mục đích thu hút đầu tư thì sau này, khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu cũng sẽ dựa trên số vốn đó.

b) Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải yêu cầu mức vốn pháp định theo đúng quy định của từng ngành nghề cụ thể để hoạt động. Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Khi đó, vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tư nhân chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Chẳng hạn, vốn pháp định đối với công ty dịch vụ bảo vệ: là 2 tỷ VNĐ, thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ, kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng.

Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời đừng quên lựa chọn mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp tư nhân phù hợp, không vượt quá thực tế hoặc quá thấp để tránh rắc rối có thể gặp phải sau này.

3.2 Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 19 Chương II của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

3.3 Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để đảm bảo tính pháp lý cũng như hoàn tất quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân thì bạn cần thực hiện đầy đủ các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty tư nhân như hướng dẫn.
  • Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh / Thành phố sở tại. Thời hạn giải quyết thường là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp và Thông báo mẫu dấu lên cổng thông  tin đăng ký quốc gia.
  • Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.
  • Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, xuất hóa đơn VAT.
  • Bước 10: Báo cáo thuế, làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

Nếu hồ sơ của bạn đã hợp lệ thì sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn sẽ nhận được những giấy tờ hợp pháp để một doanh nghiệp hoạt động bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty)
  • Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về phát hành hóa đơn.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Chữ ký kê khai thuế qua mạng.

4. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân - Lành Group

Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh với dịch vụ chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

Đội ngũ nhân sự  LÀNH GROUP ngoài việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp sau khi thành lập, họ còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đồng thời mọi vấn đề pháp lý sau khi hoạt động, LÀNH GROUP cũng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo mọi quyền lợi, đúng quy định và doanh nghiệp hoàn toàn chuyên tâm tập trung kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

4.1 Lợi ích sử dụng dịch vụ thành lập công ty – LÀNH GỎUP

  • Đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn, hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề về hồ sơ thủ tục thành lập công ty, hồ sơ kế toán, thuế,….
  • Tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
  • Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian sau khi thành lập doanh nghiệp.
  • Đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh trước – trong – sau khi thành lập công ty.

4.2. Quy trình thành lập công ty tại Lanh Group

Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.3 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thông tin liên hệ:

  • Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group
  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988