Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Dịch vụ Visa

Tuyển dụng

Liên hệ

Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh - Chức năng nhiệm vụ sở kế hoạch đầu tư

5.0/5 (2 votes)

Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh có chức năng và nhiệm vụ ghi nhận tại Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh. Các hướng dẫn về thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của sở kế hoạch đầu tư tỉnh.

1. Chức năng nhiệm vụ sở kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh

Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tây Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Tây Ninh, đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ - TỈNH TÂY NINH

  • Địa chỉ: 300 - Cách Mạng Tháng 8 - Phường 2 - Thành phố Tây ninh - Tỉnh Tây Ninh.
  • Số điện thoại: 02763.822166
  • Email: sokhdt@tayninh.gov.vn

CÔNG TY TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀNH GROUP

  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903 966 988

1.1 Chức năng sở kế hoạch đâu tư tỉnh tây ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh Tây Ninh tiến hành quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh Tây Ninh và theo quy định của pháp luật.


1.2 Nhiệm vụ sở kế hoạch đâu từ tỉnh tây ninh

Sau đây là những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh, hãy cùng Lành Group tìm hiểu nhé. 

a) Trình UBND thành phố:

Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của Nhà nước, của thành phố và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; tham gia góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện;

b) Trình Chủ tịch UBND thành phố:

Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh theo quy định của pháp luật;

Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch vè đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô;

c) Về quy hoạch và kế hoạch;

Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, tổng hợp kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;

Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; trình UBND thành phố cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của thành phố như tái chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư nước ngoài;

Tổng hợp kiến nghị của Sở, Ban, ngành và lập báo cáo trình UBND thành phố về danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố cần lập quy hoạch, trình UBND thành phố xem xét, quyết định;

Trình UBND thành phố quyết định danh sách hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố, Hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu, trình UBND thành phố quyết định; tham gia góp ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;

Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố;

Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết;

Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được UBND thành phố giao;

d) Về đầu tư trong nước và nước ngoài:

Trình và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình hợp tác đầu tư cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu; bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, phân bố và tổng hợp danh mục dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nguồn vốn và phương án phân bổ vốn sự nghiệp đầu tư. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước;

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giúp UBND thành phố giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý;

Thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện;

Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định;

Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;

Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt;

e )Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO): 

Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của tỉnh Tây Ninh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO;

Là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Tây Ninh hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài;

Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA và NGO; là đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND thành phố quyết định về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và NGO có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; định kỳ tổng hợp báo cáo về việc sử dụng ODA và NGO theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố;

f) Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư:

Chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền;

Chịu trách nhiệm thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố;

Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các cấp, các đơn vị trực thuộc, các dự án được UNBD thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới;

g)Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trình Chính phủ, thủ tướng Chính phủ;

Phối hợp với Sở Công thương trình UBND thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố;

h) Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành của thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước theo phân cấp của UBND thành phố; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phàn kinh tế trên địa bàn thành phố; tổng hợp tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố;

Tổ chức thự hiện công tác đăng ký kinh doanh đối với các đối tượng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và thành phố;

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất mô hình quản lý, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố; tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn;

Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ké hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố;

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cùa đơn vụ sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh theo quy định của pháp luật;

Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định;

Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chương trình cải cách hành chính đối với các lĩnh vực hoạt động của Sở theo mục tiêu và nội dung cải cách hành chính của Trung ương và thành phố;

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư thành phố;

Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chức năng nhiệm vụ sở kế hoạch đâu tư tỉnh Tây Ninh và địa chỉ liên hệ, thẩm quyền và các thông tin liên quan đến dịch vụ Luật sư tư vấn về Thông tin địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh. Để hiểu rõ hơn về việc thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

2. Cách đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư

Trong bài viết này, LÀNH GROUP xin chia sẽ với các bạn cách đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đâu từ.

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, phải thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư. Nhưng không ít người chưa biết việc thành lập mới khi mở tài khoản ngân hàng cần phải thông báo để đúng quy định về thuế, thuế GTGT được khấu trừ, thuế TNDN được trừ khi tính thuế. Chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

2.1 Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng là tài khoản tài chính được 1 ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác duy trì, trong đó các giao dịch tài chính giữa ngân hàng và khách hàng được ghi chép lại.

Hiện nay, hệ thống thuế và sở kế hoạch đầu tư đang liên thông một số thông tin của sở kế hoạch đầu tư và Cơ quan thuế (CQT). Do vậy như trước đây, kế toán, doanh nghiệp cần nộp mẫu 08 - Thay đổi thông tin đăng ký thuế với CQT. Tuy nhiên, hiện nay không áp dụng việc đăng ký tài khoản với CQT mà thông qua sở kê hoạch đầu tư.

2.2 Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị đăng ký tài khoản với sở kế hoạch đầu tư

Sau đây là hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư, hãy cùng, Lành Group tìm hiểu nhé.

a) Các hồ sơ đăng cần chuẩn bị để đăng ký tài khoản gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - mẫu II-1 theo thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tải tại đây) - điền đầy đủ thông tin, người đại diện pháp luật ký đóng dấu và scan để nộp online
  • Giấy ủy quyền của Người đại diện pháp luật cho cá nhân (kế toán, ...) thực hiện thủ tục (tại tại đây) - điền đầy đủ thông tin, người đại diện theo pháp luật ký đóng dấu và scan để nộp online
  • Giấy CMND, CCCD của cá nhân thực hiện thủ tục. Số lượng: 01 bản photo và 01 bản scan

b) Các bước đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư

Trước khi đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư các bạn cần có tài khoản ngân hàng với chủ thể là doanh nghiệp, hay còn được gọi là tài khoản ngân hàng của công ty. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, ...

Các bạn liên hệ với các ngân hàng để mở tài khoản. Việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty các bạn cũng cần những hồ sơ như sau:

Lưu ý: Các bạn cần chuẩn bị hồ sơ: Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao, Dấu, chứng minh thư nhân dân (CCCD) của người đại diện pháp luật, ...và hoàn thiện mẫu theo quy định của ngân hàng để mở tài khoản.

 >> Các bạn xem thêm vay vốn ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh

Xong bước này, các bạn thực hiện các bước để đăng ký tài khoản với sở kế hoạch đầu tư nhé.

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản tại địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;
  • Bước 3: Tải lên các tài liệu lên để hoàn thành đăng ký tài khoản;
  • Bước 4: Chuẩn bị, nộp hồ sơ cứng để lên Sở nhận bản đăng ký tài khoản.

c) Hướng dẫn đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư

Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh

Đầu tiên, các bạn truy cập vào địa chỉ: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Các bạn làm theo hình bên dưới nhé.

 

 Tạo tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký tài khoản với sở kế hoạch

Các bạn điền các thông tin, để tạo tài khoản đăng ký kinh doanh. Các bạn điền đầy đủ các thông tin như hình nhé. Lưu ý: Các thông tin đánh dấu "*" là những thông tin bắt buộc.  


Tiếp đến màm hình hiển thu đăng ký tài khoản thành công, các bạn vào Email đăng ký ở trên để kích hoạt tài khoản nhé.  

Chờ email của cơ quan ĐKKD cấp tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện nộp hồ sơ qua mạng (thường từ 1 - 2 ngày sẽ được cấp tài khoản). 

Sau khi Click vào đường dẫn xác thực màm hình hiển thị như hình bên dưới 

Sau khi vào email để kích hoạt tài khoản đăng ký kinh doanh. Như vậy các bạn đang lập tài khoản đăng ký kinh doanh thành công rồi nhé. 

Bước 2: Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Sau khi đã được cấp tài khoản ĐKKD, đăng nhập lại trang: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn, chọn "Dịch vụ công", chọn "Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử". Chọn "Đăng ký doanh nghiệp", chọn "Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh"


 Nộp hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng qua mạng 

Tiếp đến: Chọn "Đăng ký thay đổi..." và ấn "Tiếp theo". Gõ mã số doanh nghiệp và ấn "Tìm kiếm", tên doanh nghiệp hiện lên, ấn "Tiếp theo" 


Tiếp theo: Các bạn chọn "Thông báo thay đổi" (Chỗ này phải chọn đúng, nếu không bạn sẽ lòng vòng hồ sơ rất mất thời gian mà không thực hiện được)


 Thay đổi thông tin đăng ký thuế 

Tiếp đến: Các bạn chọn "Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN", Click "Chọn", Click tiếp vào "Khác", Click "Chọn". Như hình bên dưới nhé 



 

Tiếp theo: Ấn "tiếp theo", "OK", chọn "Bắt đầu". Giờ các bạn đến cập nhật các thông tin đăng ký thuế, người liên hệ, người ký. Số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng và các ô tương ứng. Các bạn xem như hình bên dưới nhé. 

Điền xong thì ấn "Lưu"

Lưu ý:

  •  "Người liên hệ": Điền các thông tin của bạn (người làm thủ tục) vào, nhớ điền địa chỉ email
  •  "Người ký": Nhập địa chỉ email của bạn, ấn tìm kiếm, điền chức danh của bạn là "Người đại diện theo ủy quyền"
  • Điền xong các thông tin thì ấn "Lưu"

Bước 3: Tải lên các tài liệu lên để hoàn thành đăng ký tài khoản

Tải lên các tài liệu scan (PDF), bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN;
  • Giấy ủy quyền;
  • CMND, CCCD người làm thủ tục;

Sau khi tải lên hoàn thành, các bạn ấn lưu, ấn trở về, chọn "Ký số/xác thực bằng tài khoản ĐKKD", gõ mã xác thực, Chọn "Nộp hồ sơ vào phòng ĐKKD", gõ mật khẩu của bạn.

Bước 4: Chuẩn bị, nộp hồ sơ cứng để lên Sở nhận bản đăng ký tài khoản.

  • Sau khi nộp xong, bạn sẽ nhận được Email hẹn ngày có kết quả.
  • Đến ngày đó (thông thường cuối ngày), Phòng ĐKKD sẽ gửi mail thông báo hồ sơ hợp lệ (nếu hồ sơ không hợp lệ thì chỉnh sửa theo yêu cầu của họ trong thông báo).
  • Bạn đem các tài liệu sau (bản cứng) lên Sở KHĐT để nộp và nhận kết quả;

>> Hồ sơ cần chuẩn bị và mang theo gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN - bản gốc có ký đóng dấu đầy đủ
  • Giấy ủy quyền - bản gốc có ký đóng dấu đầy đủ
  • CMND của cá nhân thực hiện thủ tục - 01 bản photo kèm bản gốc để họ đối chiếu
  • Giấy biên nhận hồ sơ (in thông báo tiếp nhận hồ sơ trên email ra) - không ký
  • Thông báo hồ sơ hợp lệ (in thông báo hồ sơ hợp lệ trên email ra) - không ký

3. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Tây Ninh

Công ty cổ phần Lành Group là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín và chất lượng tại Tây Ninh. Các thủ tục hồ sơ thành lập công ty đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt. 

Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty, quý khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tự đi thực hiện các thủ tục thành lập tại sở kế hoạch đầu tư, mọi thủ tục và hồ sơ sẽ được nhân viên công ty Lành Group thực hiện thay mặt quý khách hàng .

3.1 Quy trình tiếp nhận

Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty

Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.

Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh

Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.

Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….

Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

>> Các bạn xem thêm vốn điều lệ là gì

Thông tin liên hệ:

Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group

Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh

Email: lanh@lanhgroup.com 

Hotline: 0903966988

TIN TỨC LIÊN QUAN