Những kinh nghiệm cần biết khi mở công ty xây dựng - Lành Group
Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xây dựng thì vô cùng đơn giản. Nhưng để đăng ký thành lập công ty xây dựng thành công và vận hành công ty phát triển là một điều không hề dễ dàng.
Nếu bạn đang còn nhiều thắc mắc cần tìm hiểu trước khi mở công ty xây dựng thì bài viết này dành cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Đặc điểm công ty xây dựng
Sản phẩm của công ty xây dựng là kết tinh của các thành quả khoa học – công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội. Có thể trở thành biểu tượng tự hào của mỗi người dân khu vực, quốc gia và cả thế giới.
Mỗi sản phẩm xây dựng được xây dựng một khoản thời gian nhất định mới hoàn thành. Những sản phẩm này có thể là nhà ở, biệt thự, nhà phố, dự án chung cư, căn hộ, hoặc những công trình công cộng, khu công nghiệp hoặc khu du lịch…
Những sản phẩm công ty xây dựng thường là sự kết hợp của nhiều bên khác nhau như là: nhà đầu tư, công ty nhận thầu xây lắp, các công ty tư vấn xây dựng, các công ty sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng, các công ty cung ứng… Thậm chí có cả những đơn vị nhà nước hoặc các tổ chức tài chính, ngân hàng…
Công ty xây dựng là loại hình doanh nghiệp có yêu cầu khác với những loại hình kinh doanh khác. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dụng sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Do đó, không phải ai cũng có thể thành lập công ty xây dựng và không phải ai cũng hoạt động trong ngành nghề này nếu không tuân thủ những điều kiện theo quy định pháp luật.
Một trong số đó là mỗi cá nhân phải sở hữu chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng mới được hoạt động trong ngành nghề này và có điều kiện thành lập công ty.
Có rất nhiều nhóm ngành nghề trong xây dựng. Mỗi nhóm ngành nghề có những đặc trưng và quy định hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn cần lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh trước khi quyết định mở công ty. Đây là đặc thù của công ty xây dựng.
2. Kinh nghiệm mở công ty xây dựng
Nếu bạn có nhu cầu mở công ty xây dựng mà chưa biết bắt đầu tư đâu thì có thể tham khảo ngay những kinh nghiệm dưới đây để làm cơ sở chuẩn bị tốt nhất. Hãy cùng, Lành Group tìm hiểu những kinh nghiệm mở công ty xây dựng.
2.1 Kinh nghiệm trước khi mở công ty xây dựng
Từ ý tưởng kinh doanh ban đầu hoặc cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nếu bạn muốn mở công ty xây dựng thì phải lưu ý và tìm hiểu, chuẩn bị những thông tin dưới đây trước khi đăng ký hồ sơ thành lập công ty. Cụ thể:
a) Lựa chọn loại hình công ty
Có 5 loại hình công ty xây dựng bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
- Doanh nghiệp tư nhân: cá nhân hoặc tổ chức làm chủ doanh nghiệp
- Công ty TNHH: có 2 loại hình công ty tnhh là công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên. Đặc điểm chung của loại hình này là dành cho những cá nhân, tổ chức từ dưới 50 người trở xuống.
- Công ty cổ phần: số lượng cổ đông tối thiểu phải từ 3 người trở lên và không giới hạn số người tối đa.
- Công ty hợp danh
Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm của Lành Group hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn thành lập công ty thì đối với ngành nghề xây dựng thường có yêu cầu cao về vốn và hồ sơ năng lực doanh nghiệp. Do đó bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại hình công ty tnhh hoặc công ty cổ phần để thuận lợi hơn việc kêu gọi vốn và vận hành về sau.
Nếu bạn là người mới thì có thể bắt đầu với loại hình công ty tnhh sau đó vận hành và phát triển ổn định có thể thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần để thuận lợi cho việc kêu gọi vốn, đầu tư, phát hành cổ phiếu…
b) Xác định vốn điều lệ công ty xây dựng
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, ngành nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng KHÔNG CẦN CHỦ DOANH NGHIỆP CHỨNG MINH vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định.
Tuy nhiên vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động công ty như hồ sơ năng lực, tiềm lực và khả năng đấu thầu dự án lớn… Do đó, các công ty xây dựng thường có mức vốn điều lệ khi thành lập công ty luôn cao hơn mặt bằng chung những ngành nghề khác.
Do đó, bạn cần phải có sự cân nhắc và lựa chọn một mức vốn PHÙ HỢP để vừa đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện đúng quy định pháp luật.
c) Đặt tên cho công ty xây dựng
Tên công ty sẽ định hình thương hiệu doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện được những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện được những giá trị riêng mà bạn muốn xây dựng cho công ty.
Vì thế nên cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa và đặc biệt phải đúng quy định của pháp luật để tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
Các quy định về việc đặt tên công ty hiện nay là:
- Tên công ty đòi hỏi phải đảm bảo thuần phong mỹ tục của Việt Nam, có các tên bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt tiện cho việc giao dịch.
- Tên tiếng việt công ty bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ, biết cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì.
- Tên công ty phải tránh gây nhầm lẫn, tránh trùng lặp với đơn vị khác để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay quản lý của cơ quan nhà nước.
- Không được đặt theo tên các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị nhà nước.
- ….
Bạn có thể tham khảo những tên công ty xây dựng dưới đây:
- Công ty CP Tập Đoàn xây dựng Hòa Bình
- Công ty CP xây dựng Coteccons
- Công ty CP Ecoba Việt Nam
- …
d) Xác định địa chỉ công ty xây dựng
Trụ sở công ty đòi hỏi cần phải có địa chỉ, chỉ dẫn rõ ràng, được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp để đảm bảo cho việc kinh doanh và nghĩa vụ kê khai thuế sau này.
e) Người đại diện công ty xây dựng là ai?
Người đại diện pháp luật của công ty sẽ là người chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hoạt động của công ty. Do đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn nhất định để dẫn dắt và vận hành doanh nghiệp phát triển.
Đồng thời, người đại diện pháp luật phải có những chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng để chịu trách nhiệm trong những dự án, công trình cho công ty để đảm bảo tính pháp lý.
2.2 Kinh nghiệm khi đăng ký thành lập công ty xây dựng
Sau khi đã chuẩn bị những thông tin bên trên, bạn có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ và đăng ký mở công ty xây dựng. Hồ sơ và quy trình mở công ty xây dựng như sau:
a) Hồ sơ mở công ty xây dựng
- Giấy đề nghị ĐKDN.
- Điều lệ Công ty.
- Danh sách các thành viên/ Cổ đông của Công ty (Nếu là Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Công ty CP)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực.
- Giấy CMND, còn hiệu lực/ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
- Giấy CN ĐKKD/ Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/ UBND tỉnh, Thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định Ủy quyền của Người đại diện theo Ủy quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
- Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty xây dựng)
b) Quy trình đăng ký mở công ty xây dựng
Quy trình đăng ký mở công ty xây dựng gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ mở công ty xây dựng theo quy định
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh. Bạn có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nộp trực truyến quan hệ thống cổng thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bước 3: Đợi và nhận kết quả. Nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ và hợp lệ thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh ngành xây dựng. Ngược lại, nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ sẽ được hướng dẫn bổ sung và thực hiện lại.
2.3 Kinh nghiệm sau khi thành lập công ty xây dựng
Sau khi bạn nhận giấy phép kinh doanh ngành xây dựng thì phải thực hiện những bước sau đây để đảm bảo quy trình mở công ty thành công và có thể đi vào hoạt động ổn định.
a) Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ được duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin lên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định.
b) Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.
Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
c) Kê khai và đóng thuế môn bài
Tiếp theo là thực hiện việc kê khai và đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp. Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp mà thực hiện kê khai, đóng thuế theo quy định.
Đồng thời, bạn cũng tiến hành thực hiện kê khai hồ sơ thuế, mở tài khoản ngân hàng, treo bảng hiệu công ty, làm hồ sơ lao động, bhxh cho nhân viên lao động (nếu có)… và có thể đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.
2.4 Kinh nghiệm vận hành và xây dựng thương hiệu công ty
Sau khi mở công ty thành công. Để vận hành và phát triển doanh nghiệp ổn định nhanh chóng thì một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua là việc bắt tay vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu và tìm kiếm khách hàng.
a) Nhận diện thương hiệu qua các phương tiện truyền thông
Dù là ngành nghề kinh doanh nào thì việc xây dựng các kênh truyền thông như website, fanpage, youtube… là cần thiết và quan trọng để thể hiện những hoạt động, dự án của công ty. Do đó, công ty xây dựng mới thành lập cũng không thể thiếu bước này.
- Website
Website công ty xây dựng như là toàn bộ hoạt động doanh nghiệp kinh doanh và dự án của công ty, nhưng có khác chăng website là một doanh nghiệp trên nền tảng online. Bạn có thể bắt đầu thiết kế website bằng những hoạt động kinh doanh, nhóm ngành nghề của bạn hiện tại.
- Youtube
Những dự án, công trình mà công ty bạn thực hiện có thể quay lại để xây dựng kênh youtube và làm tư liệu truyền thông đến khách hàng một cách mạnh mẽ. Video là một trong những hình thức truyền tải nội dung thu hút và ấn tượng nhất hiện nay với người dùng. Do đó, bạn không thể bỏ qua cơ hội truyền thông của nền tảng youtube này.
- Fanpage
Việc truyền thông đa kênh, đa phương tiện sẽ giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp của bạn một cách nhanh chóng hơn. Do đó, xây dựng fanpage cũng là một việc hết sức cần thiết. Đừng nghĩ rằng ngành nghề xây dựng có giá trị cao thường không tiếp cận khách hàng qua nền tảng không phù hợp như facebook. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Việc xây dựng kênh fanpage có thể giúp tăng phủ trên mọi nền tảng đa kênh của công ty, đồng thời mỗi chiến dịch truyền thông trên mỗi kênh sẽ giúp khách hàng nhận diện từng ngày từng ngày sau đó có thể điều hướng về mục tiêu bạn mong muốn là hoàn toàn có thể.
b) Tìm kiếm khách hàng qua các mối quan hệ
Bạn có thể tham khảo những buổi triển lãnh, những chương trình chia sẻ dự án của những công ty cùng ngành để mở rộng mối quan hệ và từ đó có thể tìm kiếm đối tác, khách hàng mở rộng kinh doanh của mình.
c) Xây dựng hồ sơ năng lực công ty
Hồ sơ năng lực là một trong những trợ thủ đắc lực, thiết yếu mỗi công ty xây dựng khi tham gia đấu thầu hoặc chứng minh năng lực với đối tác, khách hàng…
Do đó, bạn nên dành thời gian để xây dựng bộ hồ sơ năng lực chuyên nghiệp - thật - ấn tượng với những dự án, chương trình công ty đã tham gia.
3. Công ty tư vấn thành lập công ty Lành Group
Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh và các tỉnh thành phía nam với các gói dịch vụ đa dạng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.
Đội ngũ nhân sự LÀNH GROUP ngoài việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp sau khi thành lập, họ còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đồng thời mọi vấn đề pháp lý sau khi hoạt động, LÀNH GROUP cũng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo mọi quyền lợi, đúng quy định và doanh nghiệp hoàn toàn chuyên tâm tập trung kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
3.1. Quy trình thành lập công ty tại Lành Group
Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
- Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
- Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
- Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
- Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
- Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)
3.2 Cam kết dịch vụ
- Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
>> Các bạn xem thêm so sánh sự khác nhau giữa công ty tnhh và công ty cổ phần
Thông tin liên hệ:
Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group
- Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
- Email: lanh@lanhgroup.com
- Hotline: 0903966988