Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hỗ trợ tài chính

Dịch vụ Visa

Tuyển dụng

Liên hệ

Giấy phép kinh doanh cửa hàng thức ăn gia súc - Lành Group

5.0/5 (1 votes)
- 5

Ở bài viết này, Lành Group sẽ chia sẻ đến quý khách hàng những thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng thức ăn gia súc. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này, bắt buộc phải nắm rõ những điều kiện về ngành nghề kinh doanh, để được cấp giấy phép nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.


Vậy quy định về kinh doanh thức ăn gia súc như thế nào? Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc như thế nào? Danh mục ngành nghề kinh doanh gia súc gồm những gì? Cùng Lành Group tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Đặc điểm loại hình kinh doanh thức ăn gia súc

Thức ăn gia súc là những sản phẩm ở dạng tươi sống hoặc đã được qua chế biến, được sử dụng để phục vụ cho gia súc, gia cầm trong ăn uống, bao gồm đa dạng các loại thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, bổ sung,... Thức ăn gia súc được sản xuất phải tuân thủ những quy định của Luật chăn nuôi Việt Nam.


Ngành nghề kinh doanh thức ăn gia súc là ngành nghề có điều kiện, các cá nhân, tổ chức có mong muốn khởi nghiệp, mở cửa hàng kinh doanh phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện theo quy định về ngành nghề, để đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh theo yêu cầu mới được cơ quan nhà nước cấp giấy phép kinh doanh đi vào hoạt động.

1.1 Danh mục ngành nghề kinh doanh thức ăn gia súc

Ngành nghề kinh doanh thức ăn gia súc thuộc 2 nhóm

Mã ngành 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. - Chi tiết gồm bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc gia cầm và thủy sản.

Mã ngành 1080 - nghề sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản của Luật Doanh Nghiệp, với các ngành nghề kinh doanh cụ thể là:

  • Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v...
  • Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung;
  • Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.
  • Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.

Loại trừ:

  • Sản phẩm thịt cá cho thức ăn gia súc được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);
  • Sản xuất bánh có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật);
  • Các hoạt động dẫn đến các sản phẩm phụ có thể dùng làm thức ăn gia súc mà không cần xử lý đặc biệt, ví dụ hạt có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật), bã của hạt xay nghiền được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).

Tùy vào từng hoạt động kinh doanh như sản xuất hay mua bán mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh thức ăn gia súc phù hợp.

1.2 Quy định về kinh doanh thức ăn gia súc

Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh phải đpá ứng những tiêu chuẩn ngành nghề theo nghị định 39/2017/NĐ-CP. Cụ thể quy định điều kiện kinh doanh thức ăn giá súc gồm :

a) Điều kiện cơ sở sản xuất, gia công

Theo Điều 7- nghị định 39/2017/NĐ-CP thì chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
  • Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

  • Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo.
  • Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).
  • Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài.
  • Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường.
  • Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm...) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào.
  • Có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác.
  • Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).

Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu tại Điều này.

b) Điều kiện cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản

Điều 8 - Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
  • Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
  • Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.

c) Quy định điều kiện cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản

Điều 9 – Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

d) Phải xin giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam

Ngoài giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc thì cá nhân/ tổ   chức kinh doanh phải đăng ký xin giấy phép lưu hành nội bộ - tuân thủ những quy định tại Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để xác nhận sản phẩm đủ điều kiện lưu hành nội bộ theo quy định. Khi đó mới được kinh doanh, buôn bán với người dùng.

Hồ sơ xin giấy phép lưu hành sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm gửi về Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để được duyệt. Hồ sơ sẽ được duyệt và xác nhận tỏng thời hạn 20 ngày làm việc khi hợp lệ.

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc

Để được cấp giấy phép kinh doanh nhanh, cơ sở nhanh đi vào hoạt động thì đòi hỏi các cá nhân, tổ chức nắm rõ những hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Lành Group chia sẻ đến quý khách hàng các thủ tục xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc gồm những bức sau:


2.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc

Tùy vào từng loại hình kinh doanh mà hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc có những giấy tờ riêng, cụ thể:

a) Kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong nước

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm giấy tờ quan trọng sau:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
  • Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi
  • Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới (nếu có)
  • Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất)

b) Kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống
  • Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn
  • Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận;
  • Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu)

2.2 Thủ tục các bước xin giấy phép kinh doanh thức ăn gia súc

Có 2 loại hình thành lập công ty trong ngành kinh doanh thức ăn gia súc là thành lập công ty tnhh hay hộ kinh doanh gia đình. Mỗi loại hình sẽ có các thủ tục và các bước thực hiện riêng.

a) Xin giấy phép hộ kinh doanh thức ăn gia súc

  • Bước 1: Soạn hồ sơ xin giấy phép  kinh doanh hộ gia đình, với nhóm kinh doanh thức ăn gia súc trong hay ngoài nước. Trong đó không thể thiếu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
  • Bước 3: Theo dõi thông tin và phản hồi, nhận   giấy phép kinh doanh theo yêu cầu hay bổ sung hồ sơ the hướng dẫn quy định. Trong vòng 5 ngày làm việc sẽ được cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu hồ sơ hợp lệ. Và ngược lại, hồ sơ không hợp lệ sẽ yêu cầu cập nhật và bổ sung theo quy định.

b) Xin giấy phép thành lập công ty tnhh – kinh doanh thức ăn gia súc

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thức ăn gia súc theo đúng mã ngành nghề kinh doanh và giấy đề nghị thành lập công ty tnhh.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền – nơi đặt trụ sở kinh doanh.
  • Bước 3: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh, trường hợp hồ sơ thuận lợi, được cấp thì quý doanh nghiệp nhận ngay giấy phép kinh doanh và ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ hướng dẫn bổ sung cũng như thực hiện các quy định để lựa chọn tốt nhất. Tiến trình xử lý hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng gia súc khoảng 3-5 ngày.

3. Công ty tư vấn công ty Lành Group

Công ty Lành Group là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp tại Tây Ninh gồm có: thành lập công ty, xin giấy phép con, tư vấn kế toán, kê khai thuế, Visa, hóa đơn điện tử… với dịch vụ chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% hồ sơ, thủ tục đúng quy định pháp luật, mang đến sự an tâm cho doanh nghiệp.


Đội ngũ nhân sự LÀNH GROUP có kinh nghiệm chuyên môn cao, luôn cập nhật những thông tư mới nhất của nhà nước, giúp các doanh nghiệp hoàn toàn an tâm trong việc đồng hành xử lý hồ sơ và các vấn đề chuyên môn, giúp doanh nghiệp hòa toàn an tâm kinh doanh.

Đồng thời mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được Lành Group đồng hành hỗ trợ, tư vấn cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan chuyên ngành, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như có thể tập trung kinh doanh 100%, mang đến những hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Lành Group hoạt động với tâm niệm “trở thành cánh tay nối dài” của doanh nghiệp trong sự phát triển vững mạnh, hưng thịnh mà vẫn đáp ứng đúng những vấn đề quyền và nghĩa vụ với nhà nước, các cơ quan ban ngành. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Lành Group để được hỗ trợ nhé.

3.1 Các gói dịch vụ Lành Group cung cấp

Quý khách hàng có thể tham khảo các gói dịch vụ tại Lành Group gồm có:

a) Dịch vụ tư vấn kế toán - thuế

  • Báo cáo thuế
  • Kê khai thuế
  • Dịch vụ sổ sách kế toán
  • Kế toán dịch vụ theo tháng/quý/năm

b) Dịch vụ tư vấn thành lập công ty

  • Thành lập công ty
  • Giải thể công ty
  • Xin giấy phép công ty/ xin giấy phép con
  • Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

c) Hỗ trợ tài chính

  • Vay vốn ngân hàng
  • Giải thể doanh nghiệp
  • d) Dịch vụ visa
  • Dịch vụ gia hạn visa
  • Dịch vụ giấy phép lao động

e) Hóa đơn điện tử

  • Chữ ký số
  • Khắc dấu

3.2 Chính sách và cam kết

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Lành Group cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

>> Các bạn xem thêm: giấy phép kinh doanh dịch vụ spa

Trên đây là bài viết về giấy phép kinh doanh cửa hàng gia súc, hy vọng sẽ mang đến cho quý khách những thông tin hữu ích nhé. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Tây Ninh? Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp thì liên hệ ngay Lành Group để được tư vấn nhé. Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group

  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong - Trảng Bàng - Tây Ninh
  • Email: lanh@lanhgroup.com 
  • Hotline: 0903966988

BÀI VIẾT LIÊN QUAN